Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Nga 'tố' Ukraine tấn công ngay trước Ngày Chiến thắng
    Tin Việt Nam
Đến năm 2030, Việt Nam có ít nhất 10 doanh nhân lọt vào danh sách tỷ phú đô la Mỹ thế giới
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Con trai út cao 2,01 m của ông Trump bước vào chính trường
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
Lại một người chị trong thơ Hoàng Cầm
Tôi đã tìm thấy một “Người chị trong thơ Nguyễn Bính” (xem bài cùng tên, cùng tác giả). Bây giờ, tôi cũng tìm thấy một người chị nữa trong thơ


Hoàng Cầm, hai nhà thơ cùng thời.




 


Thi nhân thường lãng mạn! Điều ấy rõ lắm, từ trong thơ cổ: “Ta cũng nòi tình, thương người đồng điệu”. Đó là lời Chu Mệnh Trinh trong “Bài Tựa truyện Kiều”. Người “đồng điệu” mà Chu Mệnh Trinh nói ở đây là ai? Cũng có thể cô Kiều, cũng có thể là Nguyễn Du, vì cả hai, cũng giống như Chu Mệnh Trinh, đều thuộc “nòi tình”.

Đâu có phải chỉ có người xưa mới có cái “nòi tình” ấy! Người đời nay thì sao? Hầu như số đông thi sĩ tiền chiến đều thuộc “nòi tình” cả, từ Phan Khôi cho tới những nhà thơ mới nổi tiếng cuối thời tiền chiến như Hữu Loan.


 


 




 


Tôi đã tìm thấy một “Người chị trong thơ Nguyễn Bính” (xem bài cùng tên, cùng tác giả). Bây giờ, tôi cũng tìm thấy một người chị nữa trong thơ Hoàng Cầm, hai nhà thơ cùng thời.


 


            Thi nhân thường lãng mạn! Điều ấy rõ lắm, từ trong thơ cổ: “Ta cũng nòi tình, thương người đồng điệu”. Đó là lời Chu Mệnh Trinh trong “Bài Tựa truyện Kiều”. Người “đồng điệu” mà Chu Mệnh Trinh nói ở đây là ai? Cũng có thể cô Kiều, cũng có thể là Nguyễn Du, vì cả hai, cũng giống như Chu Mệnh Trinh, đều thuộc “nòi tình”.


 


            Đâu có phải chỉ có người xưa mới có cái “nòi tình” ấy! Người đời nay thì sao? Hầu như số đông thi sĩ tiền chiến đều thuộc “nòi tình” cả, từ Phan Khôi cho tới những nhà thơ mới nổi tiếng cuối thời tiền chiến như Hữu Loan.


 


            Người ta thường cho cái “nòi tình” thời tiền chiến là do ảnh hưởng thi ca lãng mạn Pháp. Nói như thế, tôi e chỉ đúng một phần, bởi vì cái “nòi tình” thời tiền chiến không mang tính kế thừa của ông cha chúng ta trong cổ thi hay sao?


 


Vậy thì Nguyễn Du không lãng mạn, Chu Mệnh Trinh không lãng mạn, Hồ Xuân Hương không lãng mạn, và cả Bà Huyện Thanh Quan không lãng mạn chút nào hay sao? Ví dụ: “Dừng chân đứng lại trời non nước, Một mảnh tình riêng ta với ta!” Chỉ cần ba chữ “ta với ta” thì người đọc hiểu được tâm hồn bà Huyện như thế nào?


 


            Theo kinh nghiệm của tôi thì ca dao Việt Nam lãng mạn nhứt, không thua gì thơ văn lãng mạn đông tây kim cổ. Sống trong một xã hội Tống nho nặng nề như xã hội ta ngày trước, vậy mà vẫn có những cô thiếu nữ “Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen” (bỏ quên thiệt hay cố ý bỏ quên?) hoặc “Về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay”. hoặc như Hời trong “Quê Người” của Tô Hoài, trước khi đi xem hội đêm ở làng bên, còn lén vào bàn thờ, lấy giấy bao hương (nhang) đỏ, thấm vào nước miếng để bôi lên môi cho môi mình đỏ thêm một chút, thì cái lãng mạng ấy, vừa kín đáo, vừa e thẹn hiếm có trên đời.


 


            Khung cảnh làng quê Việt Nam vừa đẹp vừa yên tĩnh, lại “mênh mông trời rộng nhớ sông dài” (HC) đã đóng một vai trò không nhỏ trong cái tâm tính lãng mạn của người dân quê Việt Nam.


 


            Cái tính cách lãng mạn của người nhà quê Việt Nam, cộng với những yếu tố văn học, bản sắc dân tộc Việt đã sáng tác nên những vần thơ tràn trề tình yêu thơ ngây, non nớt vụng dại mà sâu lắng, lâu bền trong thơ Hoàng Cầm. Nó bàng bạc khắp trong nhiều bài thơ của ông, nhưng có lẽ rõ nhất ở hai bài: “Là diêu bông” và “Cây tam cúc”.


 


 


 


            Mở đầu bài thơ “Lá diêu bông” là hình ảnh một cái… váy đàn bà: “Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng”.


 


Sao lại không thấy cái gì trước cả mà lại cái váy? Bởi vì cô Vinh thì đã lớn mà cậu bé Bùi Tằng Việt (tức Hoàng Cầm) lúc đó mới từ 8 đến 12 tuổi, (không chắc ở tuổi nào), lúc thúc đi theo cô chị.


 


            Hoàng Cầm kể:


 


“…Chị ấy tên là Vinh, bố mất sớm, nhà rất nghèo, chị ở cùng mẹ và một đứa em lên 5 tuổi. Họ cất một gian nhà ở phố để bán hàng kiếm ăn. Suốt từ năm 8 đến 12, 13 tuổi, lúc nào đi theo chị được là tôi đi ngay, không rời nửa bước. Cũng nhờ đi theo chị, tôi mới có những kỷ niệm để sau này trở thành “Lá diêu bông”.


 


Trong một buổi tối, thanh niên, trai gái ở làng tụ họp nhau hát đối, chị vịn lấy vai tôi mà hát. Rồi chị bảo bọn trẻ chúng tôi: “Đứa nào tìm được lá diêu bông, ta sẽ gọi là chồng”. Nghe thấy thế, mặt tôi đỏ lên. Rồi một hôm nắng vàng giời lạnh, buổi chiều tha thẩn ra sân, tôi thấy chị đi ra phía cánh đồng, liền cũng đi theo. Giữa đồng, chị một mình mê mải vạch từng cái lá, cành cây như đang tìm cái gì đó. Tôi liền hỏi: Chị Vinh ơi chị tìm cái gì đấy? Chị nhìn tôi đáp lời: ờ chị đi tìm cái lá... (chị nói tên một cái lá gì như là lá thuốc).


 


Vậy trong cái việc “đi theo”, nghĩa là cô gái đi trước, Bùi Tằng Việt theo sau, cái mà ông ta thấy trước tiên, nếu không là cái váy thì là cái gì?


 


 


 


“Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng”


 


Làng Đình Bảng (xưa có tên là làng Cổ Pháp), thuộc phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, là quê hương của nhà Lý trong lịch sử nước ta. Bắc Ninh cách Hà Nội 31 Km. Hà Nội là nơi Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La, sau đổi tên là Thăng Long, Hà Nội. Bắc Ninh nổi tiếng con gái đẹp (Đâu cũng là những cô gái Bắc Ninh – “Việt Nam đôc lập”, Xuân Diệu). Bắc Ninh là quê hương của hát Quan họ. Ngoài đình làng nổi tiếng to và đẹp, làng còn có nhiều chùa và hội chùa rất nổi tiếng như lễ hội Phù Đổng, lễ hội Chùa Lim, chùa Dâu. Xin đọc câu tục ngữ:


 


 


Mồng bẩy hội Khám




Mồng tám hội Dâu




Mồng chín hội Gióng




Mồng mười hội Bưởi




 


Đâu đâu cũng về


 


 


            Bắc Ninh cũng có nhiều nghề truyền thống như nghề mộc, nghề giấy, đúc đồng, mỹ nghệ và nghề dệt ở Hội quan. Tôi không rõ Hội Quan là một làng thuộc phủ nào ở Bắc Ninh, nhưng làng Đình Bảng tuy ngày xưa có trồng dâu nuôi tằm nhưng không nổi tiếng nghề dệt. Đình Bảng nổi tiếng với rượu nấu từ nếp cái, bánh phu thê


, giò lụa, thịt chuột.


 


 


 


            Vậy thì “Váy Đình Bảng” có nghĩa gì? Váy dệt ở làng Đình Bảng hay váy của cô Vinh, con gái làng Đình Bảng, hay đó chỉ là cách nói của Hoàng Cầm và có thể là một câu ca dao?


 


            Đến đầu thế kỷ 20, con gái thôn quê miền Bắc vẫn còn mạc váy, mặc dù, từ đời Minh Mạng đã có lệnh cấm:


 


 


 


                        “Tháng tám (?) có chiếu vua ra


 


                 Cấm quần không đáy người ta hãi hùng!


 


                        Không đi thì chợ không đông


 


                 Mà đi lột lấy quần chồng sao đang.”


 


 


 


            Quần không đáy là cái váy. (1) Theo quan điểm của vua quan đời Minh Mạng, quần không đáy là thiếu văn minh, không có phong hóa.


 


            Vừa là quê hương của vua, vừa sát bên Hà Nội, “đất ngàn năm văn vật” nên Bắc Ninh văn minh hơn các vùng quê khác, nơi một thời được gọi là Kinh Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang) cho nên con gái ăn mặc cũng văn minh hơn: Cái váy hơi chùng xuống một chút, hai nên hông vẫn giữ cao như cái cửa võng.


 


            Cửa võng là cái gì?


 


            Cửa võng là một kiểu trang trí bằng gỗ ở ngưỡng cửa nhà thờ và nhà ở thường làm theo lối chạm thủng, mô phỏng theo hình dáng như một bức màn bằng vải, trông như giải “đăng ten” có hoa lá và chim chóc, hai bên trông như treo trên hai góc trên cửa, có khi được sơn đỏ thếp vàng.


 


 


 


            Chỉ một câu thơ đầu đã thấy “rắc rối” rồi, nói chi cả bài thơ “Lá diêu bông”.


 


            Với một tâm tính lãng mạn, cậu bé Bùi Tằng Việt đi theo chị Vinh tìm lá diêu bông, (một thứ lá không có trong đời thực mà cậu không biết!) để hy vọng được chị “gọi là chồng”.


 


 


 


            1)- Mối hy vọng lần thứ nhứt:


 


 


 


“Hai ngày sau em tìm thấy lá

Chị chau mày

Đâu phải lá diêu bông!”


 


 


 


Chị phủ nhận, không nhận chiếc lá bé Việt tìm được là lá diêu bông. Cậu bé cũng không hết hy vọng.


 


 


 


2)- Trong những ngày đông lạnh lẽo, cậu bé Bùi Tằng Việt thơ thẩn qua những cánh “đồng chiều” chỉ còn trơ “cuống rạ” và cậu bé tìm thấy lá, đem về cho chị, và hy vọng:


 


“Mùa đông sau em tìm thấy lá

Chị lắc đầu

trông nắng vãn bên sông


 


 


 


            Nắng vãn là nắng chiều, nắng sắp tắt ở bên sông. Hai hình ảnh: “nắng vãn” và “bên sông” nói lên điều gì? Nắng vãn là hình ảnh một ngày sắp hết, chấm dứt. Nó có tượng trưng cho mối tình của cậu bé Việt và chị Vinh, một đời con gái sắp chấm dứt để đi lấy chồng? Bên sông là hình ảnh xa cách, ly biệt của đời người.


 


 


 


3)- Tới ngày chị làm đám cưới, cậu bé vẫn chưa tuyệt vọng, vẫn còn đi tìm lá diêu bông:


 


 


 


“Ngày cưới chị

Em tìm thấy lá

Chị cười xe chỉ ấm trôn kim.”


 


 


 


Chị cười? Sao lại cười? Cười buồn hay cười thương hại cho bé Việt. Đời chị bây giờ như “chỉ luồn trôn kim”, có nghĩa là theo chồng, là thuộc về chồng chị rồi.


 


 


 


4)- Mối hy vọng của bé Việt bao giờ nguôi khi chị đã có ba con với chồng:


 


 


 


“Chị ba con

Em tìm thấy lá

Xòe tay phủ mặt chị không nhìn”.


 


 


 


Xòe tay che mặt không nhìn là coi như chị chấm dứt. Nhưng Bùi Tằng Việt thì không! Anh chàng yêu vớ vẩn cũng cứ cầm chiếc lá kiếm được để đi tìm chị. Tội nghiệp cho Bùi Tằng Việt, chàng lang thang đi tìm chị “đầu non, cuối bể”, giữa “gió quê vi vút” cầm chiếc lá diêu bông mà gọi chị như “Thằng Cuội đứng giữa mặt trăng, cầm rìu cầm rạ gọi trâu ời ời”


 


 


 


5)- Từ thuở ấy

Em cầm chiếc lá

đi đầu non cuối bể

Gió quê vi vút gọi

Diêu bông hời…

…ới diêu bông…!


 


 


 


            Anh ta mang cái hy vọng ấy dài bao lâu?


 


            Cho đến khi ông ta già cụm, sắp lìa đời chăng?


 


 


 


            Hoàng Cầm sinh nam 1922, yêu “chị Vinh” lúc ông khoảng 10 tuổi, tức là khoảng năm 1934. Năm 1959, bài thờ “Lá diêu bông” mới ra đời, nghĩa là 25 năm sau “ngày cưới chị”, ông vẫn chưa quên người con gái ấy. Sau đó, mối tình lặng lẽ trong lòng ông kéo dài bao lâu nữa thì khó mà biết được, không nghe ông tâm sự với ai.


 


 


 


            Đó chỉ là chuyện trong tâm tưởng. Còn trong đời thực thì sao?


 


            Trích “Yếm thắm Hương xưa”, của Phí Ngọc Hùng, Tân Văn số 32 tháng 3 - 2010:


 


 


 


            “Vào truyện:


 


            “Bố tôi có cụ bạn già rất thân… Nhà cụ ba đời uống nước máy “phong tên” Hà Nội, nói trắng ra cụ bương trải đến… lõi đời. Vô phép vô tắc nói xấu sau lưng cụ chứ đôi khi tửu nhập ngôn xuất, cụ có hơi “hoang đàng” một tí tị. Cụ lang bạt kỳ hồ, cụ đi tứ phương tám hướng, thổ ngơi tập tục đất Bắc cụ kể vanh vách như chẩu chuộc…


 


            . . . . . . . . . . . . . .


 


            “Sau nầy lớn lên tôi chỉ hiểu lơ mơ lỗ mỗ là ai cũng vậy, lúc nhỏ có những chuyện cỏn con không đâu của người lớn. Ngẫu nhiên nó vận vào người như cái lưới tình, làm thân con nhện mấy lần vương tơ và không thoát được như tôi vậy. Nhưng ấy là chuyện sau, cũng như Hoàng Cầm, chỉ vì mảng thịt, miếng da để gắn bó suốt đời với một bài thơ. Quên không kể cho anh nghe tôi là bạn của Hoàng Cầm, thấy hắn làm thơ tôi cũng bày đặt làm thơ…”


 


            . . . . . . . . . . . . . .


 


            “… Trở lại chuyện tình yêu ở cái tuổi học trò, hắn (Hoàng Cầm - Tg) kể tôi nghe cũng bằng tuổi ấy… Hắn yêu thầm trộm nhớ một cô gái tên Vinh, hơn hắn tám tuổi. Cô cũng là người dạy hắn hát quan họ, trống quân vào những ngày cuối tuần. Một lần hắn rình cô ra ngoài đồng, trên một cái gò nhỏ có nhiều bụi dại, người hắn đang háo hức vì cái mông trắng như cùi bưởi. Cô ta ngẩng lên bắt gặp và mắng: “Sao mày cứ lẵng nhẵng theo tao thế nầy nhỉ?” Xong, cô giả bộ như lúi cúi tìm cái gì ấy, rồi đứng thẳng người lên, nhìn vào mắt hắn và nói: Chị tìm cái lá...” Rồi cô tiếp: “Đứa nào tìm được tao gọi làm chồng…” và hắn cũng chẳng nhớ lá gì nữa.


 


            Vào một đêm năm 1959, khoảng ba giờ sáng, hắn chợt tỉnh giấc rồi thao thức không ngủ được. Căn nhà phố Lý Quốc Sư nằm sâu phía trong im ắng, hắn chợt nghe bà hàng xóm văng vẳng ngâm thơ “Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng…” Thế là hắn bật dậy, lấy bút chì và tập giấy ra ghi chép. Ký ức người con gái ngoài đồng năm xưa lại hiện ra:


 


 


 


                        Chị thơ thẩn đi tìm


 


                        Đồng chiều


 


                        Cuống rạ


 


                        Chị bảo:


 


                        Đứa nào tìm được lá diêu bông


 


                        Từ nay ta gọi làm chồng.


 


 


 


            “Hai mươi năm sau, từ trong bụi dại, cái tên của bài thơ gắn bó với Hoàng Cầm, như một dòng sinh mệnh, để hắn nhẹ tênh như cuống rạ và thảnh thơi như cánh đồng chiều. Trong khi tôi còn lang thang, thơ thẩn với bà Hồ Xuân Hương “Yếm đào trễ xuống dưới nương long – Đôi gò bồng đảo hương còn ngậm…” để gần hết quảng đời, tôi cứ bị dằn vặt và lận đận đi tìm một lá diêu bông.


 


            “Tôi quen với Hoàng Cầm từ Hà Nội khi hai đứa học tú tài, nhưng lại gặp hắn ở tiệm nhẩy Asia phố hàng Bông. Thoạt đầu, thân thì không hẵn là thân, gần nhau qua men rượu thì đúng hơn, sau hợp nhau ở điểm, xin lỗi anh, tụi tôi đang ở cái tuổi mới lớn nên cả hai đều săm soi tìm hiểu về… đàn bà, con gái nên đi đâu cũng có nhau, như bóng với hình…”


 


. . . . . . . . . . . . . . .


 


“Ngày ngày ra ngơ vào ngẩn, mò tới phố Sinh Từ tìm Hoàng Cầm để thăm dò. Nhưng hắn đã theo cô Tuyết, người Hải Phòng, gái nhẩy ở tiệm Asia và về phố Đường Thành sống chung với nhau. Cô Tuyết nầy cũng khác người, khi không mang hắn về nuôi báo cô đến mấy tháng, cái thằng bố lếu bố láo ấy vậy mà hay không bằng hên. Gặp tôi hắn tỉ tê ngay: “Tối đầu tiên tớ nằm cạnh Tuyết, khi đó tớ không gọi là chị nữa, vì Tuyết hơn tớ ba tuổi, mà gọi là “đằng ấy”. Tớ ôm Tuyết, hai tay sờ soạng ngoài bộ quần áo ngủ, Tuyết tự cởi áo ra. Rồi lại cởi áo cho tớ, sau đó bảo tớ cởi hết ra, tớ làm theo…”.


 


. . . . . . .


 


“Tin hay không tùy anh, như một cái điềm, đưa khăn cởi áo qua cầu gió bay. Và y như rằng, về đến Hà Nội, tôi với Hoàng Cầm như cùng lụy một con đò. Số là, cũng vừa lúc cô Tuyết của hắn, không nói không rằng lẵng lặng bỏ vào Nam bằng chuyến tầu đêm, hắn chạy đôn chạy đáo tìm cô Tuyết như thể tìm chim. Như cái rớt, tháng sau trở lại phiên chợ, tôi không gặp cô ấy nữa, cũng như hắn, tôi tìm cô tứ phương tám hướng, chim bay biển bắc tôi tìm biển đông, rồi tôi đâm lo…”


 


. . . . .


 


“Anh còn trẻ, anh không biết đấy thôi chứ bức tranh sơn dầu với cô gái đứng bên cạnh cái chum, có dính dáng đến Hoàng Cầm cả đấy. Để tôi kể anh nghe: Hắn giống Nguyễn Bính, hắn chỉ thích yêu người bằng tuổi chị và không hiểu sao, ngoài tình yêu, điều gợi cảm nhất đối với hắn là bộ ngực ngốt người. Vì vậy mới yêu cô Vinh hát quan họ, rồi cô l&a
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện' (09-05-2024)
    IDP lên tiếng về việc hơn 56.200 chứng chỉ IELTS không được Bộ GD&ĐT công nhận (09-05-2024)
    Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật (20-04-2024)
    Cần đảm bảo quyền lợi cho mọi học sinh trường Quốc tế Mỹ (11-04-2024)
    Học ngành Sư phạm tiếng Trung có lo thất nghiệp? (10-04-2024)
    Hơn 101.000 học sinh tập dượt cho kỳ thi TN THPT đầu tiên của Chương trình mới (12-03-2024)
    TP Hồ Chí Minh: Phụ huynh 'nín thở' chờ thông tin thi khảo sát vào lớp 6 trường chuyên (08-03-2024)
    Nữ sinh Việt thi đâu thắng đó, tốt nghiệp đại học Séc với GPA cao nhất lịch sử (06-03-2024)
    Sự trỗi dậy của các câu lạc bộ sách dành cho giới trẻ (29-02-2024)
    Ai được dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội? (18-02-2024)
    Nữ sinh Tây Nguyên phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới (15-02-2024)
    Nữ sinh Hà Nội bị cắt quần do không mặc đồng phục, nhà trường nói gì? (21-01-2024)
    Nam sinh Phú Yên giành vé đầu tiên vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 (07-01-2024)
    Chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức (15-12-2023)
    Tiến sỹ ngân hàng bị lừa hơn 470 triệu đồng mà không dám kêu ai (14-12-2023)
    Nhà văn Di Li: Tôi mất 15 năm để ngẫm nghĩ về 'Tật xấu người Việt' (09-12-2023)
    79 công trình khoa học được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam (06-12-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Kyushu của Nhật Bản (30-11-2023)
    Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên (19-11-2023)
    Sau một tuần mở cổng đăng ký: 'Đấu trường' trí tuệ nhân tạo hàng đầu Việt Nam thu hút hơn 700 đội thi (13-11-2023)

Các bài viết cũ:
    Hoàng Cầm,“buồn teo một tiếng gà!” (15-09-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152951936.